Kiểm định thang máy Chung cư, Văn phòng - Chuyên nghiệp và uy tín

 

Kiểm định thang máy là quá trình kiểm tra, thử nghiệm, phân tích và đánh giá tình trạng an toàn của thang máy và cũng để đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật. Đồng thời, trong quá trình kiểm định thang máy, kiểm định viên sẽ đưa ra những khuyến cáo về nguy cơ mất an toàn của các chi tiết, cụm chi tiết,  là cở sở để chủ sử dụng có kế hoạch sửa chữa và thay thế kịp thời.

 

1. Kiểm định thang máy theo quy định nào?

 

1.1. Tại sao phải kiểm định thang máy?

- Kiểm định thang máy nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người sử dụng, nhân viên bảo trì, tài sản và thiết bị trong quá trình sử dụng thang máy.

- Là đối tượng thuộc "Danh mục các thiết bị phải kiểm định" nêu trong thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH của Bộ lao động.

 

Bạn có thể quan tâm

>> Kiểm định hệ thống lạnh, điều hòa

>> Kiểm định chống sét, đo điện trở tiếp địa

 

Kiểm tra, khảo sát trước khi tiến hành kiểm định thang máy

Kiểm tra, khảo sát trước khi tiến hành kiểm định thang máy

 

1.2. Các hình thức kiểm định thang máy

  - Kiểm định an toàn thang máy lần đầu: Sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng lần đầu.

  - Kiểm định thang máy định kỳ: Sau khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.

  - Kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy bất thường:

       + Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của hệ thống.

       + Khi có yêu cầu của đơn vị sử dụng hoặc cơ quan có thẩm quyền.

 

2. Công tác chuẩn bị kiểm định thang máy

Công ty kiểm định VIETSAF và đơn vị yêu cầu kiểm định thang máy(đơn vị quản lý vận hành hoặc chủ sử dụng) cần thống nhất một số việc như sau:

+ Công ty kiểm định VIETSAF

- Cùng với đơn vị sử dụng thiết bị lập biện pháp an toàn trong suốt quá trình kiểm định.

- Bố trí kiểm định viên có năng lực, kinh nghiệm.

- Mang đầy đủ trang thiết bị phù hợp để kiểm định, quả tải chuẩn để thử tải thang máy(mỗi quả tải của VIETSF có trọng lượng 20kg).

- Kiểm định viên phải được trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân.

+ Đơn vị yêu cầu kiểm định an toàn thang máy

- Các thang máy cần kiểm định phải được lắp đặt hoàn chỉnh và đủ điều kiện để tiến hành kiểm định.

- Chuẩn bị hồ sơ, lý lịch, các tài liệu có liên quan đến thang máy.

- Khoanh vùng trước cửa cabin hoặc có biển cảnh báo trong suốt quá trình kiểm định.

- Cử cán bộ tham gia chứng kiến kiểm định và kỹ thuật viên vận hành, sửa chữa, căn chỉnh thiết bị khi cần thiết.

 

Đặt biển cảnh báo để mọi người biết thang máy đang được kiểm định

Đặt biển cảnh báo để mọi người biết thang máy đang được kiểm định

 

3. Quy trình kiểm định thang máy: Các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành

Thang máy được kiểm định theo quy trình QTKĐ: 02-2021/BLĐTBXH tại thông tư số 12/2021/TT-BLĐTBXH ngày 30/9/2021. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn đều được nêu trong  quy trình này. Trong trường hợp các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn quốc gia thể hiện trong quy trình được bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế thì áp dụng theo quy định tại văn bản mới nhất. Sau đây là các bước tiến hành kiểm định cụ thể.

3.1 Tiến hành kiểm định an toàn thang máy

* Kiểm tra hồ sơ, lý lịch của thang máy:

- Hồ sơ thiết bị, bản vẽ lắp đặt, hoàn công của thang máy(Trong trường hợp kiểm định lần đầu).

- Kiểm tra lý lịch của thang máy(Nếu quý vị không có hoặc bị thất lạc trong qúa trình chuyển giao giữa các bên, VIETSAF sẽ lập lại lý lịch theo các thông số hiện tại của thiết bị).

- Kiểm tra biên bản kiểm định và Giấy chứng nhận kết quả kiểm định lần trước(Trong trường hợp kiểm định lần đầu hoặc bất thường).

 

Kiểm tra phòng máy: Kiểm tra bao quát toàn bộ phòng máy, kiểm tra tời kéo, tủ điện ...

Kiểm tra phòng máy: Kiểm tra bao quát toàn bộ phòng máy, kiểm tra tời kéo, tủ điện ...

 

+ Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của thang máy:

- Kiểm tra tính đầy đủ - đồng bộ của thang.

- Kiểm tra dọc giếng thang, từ đáy cho đến đỉnh hổ thang.

- Kiểm tra Buồng máy và các thiết bị bên trong buồng máy.

- Kiểm tra Cabin và các thiết bị bên trong cabin.

- Kiểm tra thiết bị bảo vệ phòng ngừa cabin vượt tốc(Phanh chống rơi).

- Đối trọng và khối lượng cân bằng, kết cấu treo, kết cấu bù và phương tiện bảo vệ có liên quan.

 - Kiểm tra máy dẫn động và các thiết bị kết hợp.

- Hệ thống điều khiển, thiết bị an toàn.

- Ray dẫn hướng.

- Hệ thống cứu hộ.

+ Thử bộ cứu hộ

- Cứu hộ bằng tay.

- Cứu hộ bằng điện(ắc quy dự phòng, máy phát điện …).

 

Kiểm tra bên trong hố thang, từ đỉnh cho đến đáy hố(Kiểm định viên đang kiểm tra độ mòn của cáp)

Kiểm tra bên trong hố thang, từ đỉnh cho đến đáy hố(Kiểm định viên đang kiểm tra độ mòn của cáp)

 

 + Thử tải thang máy với 02 hình thức

- Thử tải 100% tải trọng định mức.

- Thử tải 125% tải trọng định mức.

3.2 Dán tem kiểm định thang máy và cấp giấy chứng nhận kiểm định

- Sau khi hoàn tất công tác kiểm định, Kiểm định viên lập 02 biên bản theo mẫu quy định. Kiểm định viên của VIETSAF cùng người chứng kiến(đại diện cho đơn vị yêu cầu kiểm định) ký vào biên bản, mỗi bên giữ 01 bản.

- Kiểm định viên ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào quyển lý lịch của thang máy.

- Chỉ dán tem kiểm định thang máy khi các bước kiểm tra đạt yêu cầu.

- Công ty kiểm định VIETSAF sẽ cấp chứng nhận kết quả kiểm định thang máy trong vòng 05 ngày kể từ khi kết thúc công việc tại hiện trường. Nếu thang máy nào không đạt yêu cầu, sẽ phải cải tạo, sửa chữa theo khuyến cáo của kiểm định viên và được tái kiểm định sau khi các tồn tại đã được khắc phục.

 

Kiểm định thang không phòng máy, thế hệ mới, sử dụng cáp dẹt thay cho cáp tròn truyền thống

Kiểm định thang không phòng máy, thế hệ mới, sử dụng cáp dẹt thay cho cáp tròn truyền thống

 

5. 06 lý do bạn nên chọn Công ty VIETSAF là đơn vị kiểm định thang máy

- Được Bộ lao động cấp giấy phép kiểm định thang máy.

- Có trên 10 năm kinh nghiệm.

- Kiểm định viên năng động, chuyên nghiệp, nhiệt tình.

- Thực hiện kiểm định bài bản, đúng quy trình.

- Cung cấp hồ sơ, giấy chứng nhận kiểm định thang máy đầy đủ, nhanh gọn.

- Giá cả hợp lý.

 

Kiểm tra Cabin, khả năng đóng mở, sai lệch của các cửa tầng và thử tải

Kiểm tra Cabin, khả năng đóng mở, sai lệch của các cửa tầng và thử tải

 

6. Chu kỳ, thời hạn kiểm định an toàn thang máy

1. Thời hạn kiểm định định kỳ đối với thang máy lắp đặt tại các tòa nhà chung cư, văn phòng, trung tâm thương mại, bệnh viện, khách sạn, nhà máy sản xuất hay tại khu vực công cộng là hai (02) năm một lần.

2. Thời hạn kiểm định định kỳ đối với thang máy lắp đặt tại các công trình khác với công trình nêu tại khoản 1 Điều này là ba (03) năm một lần.

3. Thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ đối với các thang máy đã có thời hạn sử dụng trên 15 năm là một (01) năm một lần.

4. Dựa trên tình trạng của thiết bị, tần suất hoạt động, thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn nêu tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này có thể được rút ngắn do kiểm định viên quyết định trên cơ sở thống nhất với tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc quản lý thang máy.

 

7. Bạn có quan tâm đến giá cả, chi phí kiểm định thang máy?

Dưới đây là biểu giá kiểm định thang máy được trích ra từ thông tư số 41/2016/TT-BLĐTBXH ngày 11/11/2016 "quy định về phí kiểm định an toàn thiết bị máy móc, vật tư thiết bị" do Bộ lao động - Thương binh và xã hội ban hành.

 

TT

Đặc tính kỹ thuật

Đơn vị

Đơn giá

1

Thang máy dưới 10 tầng dừng

Thiết bị

2.000.000

2

Thang máy từ 10 tầng dừng đến 20 tầng dừng

Thiết bị

3.000.000

3

Thang máy trên 20 tầng dừng

Thiết bị

4.500.000

 

Hãy liên hệ với Công ty VIETSAF để được báo giá kiểm định thang máy TỐT và được phục vụ nhanh chóng nhất.