1. Tìm hiểu về kiểm định chống sét và tầm quan trọng của nó
Kiểm định hệ thống chống sét là một hoạt động quan trọng nhằm đảm bảo an toàn cho các tòa nhà, công trình và hệ thống điện. Đây là một quy trình đánh giá tính hiệu quả của các thiết bị chống sét và đảm bảo chúng hoạt động đúng cách khi xảy ra sự cố. Nếu một hệ thống chống sét bị hư hỏng hoặc không hoạt động đúng cách, có thể gây ra cháy nổ và làm hư hỏng công trình, thiết bị hoặc đe dọa đến tính mạng của con người.
Bạn có thể quan tâm
>> Kiểm định thang máy, thang cuốn
>> Kiểm định hệ thống lạnh, điều hòa
Kiểm định chống sét và đo điện trở tiếp địa tại chuỗi siêu thị thị Go!, BigC
2. Quy trình kiểm định chống sét của VIETSAF như thế nào?
Sau khi hai bên đã thống nhất về khối lượng, số lượng, giá cả và thời gian thực hiện kiểm định.
a. Công tác chuẩn bị kiểm định hệ thống chống sét
+ Công ty kiểm định VIETSAF
- Cùng với đơn yêu cầu kiểm định chống sét lập biện pháp an toàn trong suốt quá trình kiểm định.
- Bố trí kiểm định viên có năng lực, kinh nghiệm.
- Mang đầy đủ các thiết bị cần thiết cho công tác kiểm định chống sét như máy đo điện trở, kẹp dòng …
- Kiểm định viên phải được trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân.
+ Đơn vị yêu cầu kiểm định chống sét
- Các thiết bị phải được lắp đặt hoàn chỉnh và đủ điều kiện để tiến hành kiểm định.
- Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu hoặc kết quả định lần trước để so sánh.
- Có thông báo, khoanh vùng khu vực kiểm tra hoặc có biển cảnh báo trong suốt quá trình kiểm định.
- Cử người tham gia chứng kiến việc kiểm định chống sét, người này phải am hiểu về hệ thống chống sét của đơn vị mình để hướng dẫn cho kiểm định viên vị trí hộp kiểm tra tiếp địa đặt, kim thu sét, đường đi của dây thoát sét …
Đo điện trở chống sét trong hộp tiếp địa và kiểm tra đồng hồ đếm sét(Nếu công trình có lắp)
b. Các bước kiểm tra, kiểm định hệ thống chống sét:
- Kiểm tra nối không: Kiểm tra chất lượng và liên kết của kim thu sét với công trình.
- Kiểm tra dây dẫn sét từ kim thu đến hệ thống nối đất.
- Kiểm tra đồng hồ đo sét(nếu có).
- Đo điện trở tiếp địa tại các hộp kiểm tra(mỗi vị trí kiểm tra, ít nhất thực hiện 02 lần đo).
- Giá trị điện trở chống sét: R < 10 - Đạt yêu cầu.
3. Giấy chứng nhận kiểm định chống sét và thời hạn hiệu lực
- Sau khi hoàn thành công tác đo kiểm tại hiện trường, VIETSAF sẽ cấp giấy kiểm định cho hệ thống chống sét trong vòng 03 ngày làm việc.
- Nếu kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu, các kiểm định viên sẽ đưa ra đề xuất, sửa chữa hoặc nâng cấp hệ thống sét. Việc nâng cấp này có thể bao gồm lắp đặt các bộ phận mới, thay thế các bộ phận cũ, cải thiện cấu trúc hệ sét hoặc đóng thêm các cọc tiếp địa. Hệ thống chống sét sẽ được kiểm định lại sau khi đã được khắc phụ, sửa chữa.
- Hiệu lực của giấy chứng nhận kiểm định hệ thống chống sét là 12 tháng.
Kiểm định chống sét, đo điện trở tiếp địa chống sét tại các vị trí kiểm tra đặt bên ngoài tòa nhà
4. Quy định bắt buộc phải kiểm định chống sét, các tiêu chuẩn áp dụng
- Pháp luận quy định tại điều 5(d) - Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ "Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy".
- TCVN 9385:2012 "Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống".
- TCVN 4756:1989 "Tiêu chuẩn nối đất và nối không các thiết bị điện".
Như vậy, việc kiểm định chống sét không những đảm bảo ann toàn cho công trình mà còn đáp ứng yêu cầu về công tác kiểm tra phòng cháy chữa cháy (PCCC).
5. Quy định xử phạt vi phạm nếu hệ thống chống sét không được kiểm định
Theo điều 37, nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình”
Vi phạm quy định về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong lắp đặt, kiểm tra, bảo trì hệ thống chống sẽ bị xửa phạt:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không có hồ sơ theo dõi hệ thống chống sét theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không kiểm tra định kỳ hệ thống chống sét theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không khắc phục các sai sót, hư hỏng làm mất tác dụng của hệ thống chống sét.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi lắp đặt hệ thống chống sét không bảo đảm yêu cầu về chống sét.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không lắp đặt hệ thống chống sét cho nhà, công trình thuộc diện phải lắp đặt hệ thống chống sét theo quy định của pháp luật.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khắc phục những sai sót, hư hỏng của hệ thống chống sét đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Buộc lắp đặt hệ thống chống sét bảo đảm quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 4 và 5 Điều này.
Kiểm tra kim thu của hệ thống chống sét, kiểm tra dân dẫn sét và liên kết giữa chúng
6. Tại sao VIETSAF là địa chỉ tin cậy cho dịch vụ kiểm định chống sét?
- Có kinh nghiệm kiểm định hệ thống chống sét trên 10 năm.
- Kiểm định viên năng động, chuyên nghiệp, nhiệt tình.
- Có đầy đủ thiết bị kiểm tra với nhiều chủng loại máy có dây và không dây.
- Thực hiện kiểm định bài bản, đúng quy trình.
- Cung cấp hồ sơ, giấy chứng nhận kiểm định chống sét nhanh gọn.
- Giá cả hợp lý.
7. Tiết kiệm chi phí với giá kiểm định chống sét tốt nhất tại VIETSAF
- Giá kiểm định chống sét và đo điện trở phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô, phạm vi, địa điểm kiểm tra. Mức độ phức tạp của công việc và chiều cao của công trình.
- Giá kiểm định và đo điện trở thường dao động từ vài trăm nghìn đồng đến vài triệu đồng.
- Miễn phí lập hồ sơ cho khách hàng kiểm định chống sét, đo điện trở tiếp địa tại VIETSAF.
Hãy liên hệ với Công ty VIETSAF để nhận báo giá kiểm định chống sét tốt và được phục vụ nhanh chóng nhất.