Bảo trì, bảo dưỡng thang máy tại Hà Nội, TP HCM

Tác giảVietsaf-08

Để có thể sử dụng thang máy lâu dài và luôn hoạt động ổn định, vận hành êm ái, an toàn và kéo dài tuổi thọ thì thang máy phải được bảo trì, bảo dưỡng định kỳ, thường xuyên từ 1 đến 3 tháng tùy thuộc vào điều kiện hoạt động của thang.

 

1. Tại sao cần bảo trì thang máy? 

 

- Nhằm phát hiện sớm các lỗi trong quá trình vận hành thang

 

Để được vận hành, một chiếc thang máy phải trải qua những quy trình kiểm tra rất khắt khe từ khâu kiểm tra, lựa chọn chất lượng thiết bị, đến quy trình lắp đặt, vận hành được kiểm tra một cách bài bản và chi tiết . Nhưng trong điều kiện làm việc liên tục trong thời tiết khắc nghiệt, các linh kiện, thiết bị cấu thành thang máy sẽ bị ảnh hưởng làm cho quá trình vận hành của thang máy không còn ổn định và êm ái như ban đầu.

Việc phát hiện sớm các vấn đề về thiết bị của thang máy sẽ giúp khắc phục những sự cố tai nạn liên quan đến thang máy trong quá trình vận hành.

 

- Đảm bảo thang máy hoạt động liên tục, ổn định

 

Nếu thang máy hoạt động không ổn định, thì sự an toàn của thang máy cũng không được đảm bảo, nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của con người. An toàn ảnh hưởng rất nhiều đến cảm xúc, hãy luôn giữ cho thang máy hoạt động bền bỉ, an toàn bằng cách chăm sóc, kiểm tra, bảo trì định kỳ.

 

- Đưa ra phương án và lập kế hoạch để thay thế các chi tiết, cụm chi tiết

 

Mỗi linh kiện cấu tạo nên thang máy đều có một giới hạn an toàn khác nhau, qua thời gian sử dụng, các linh kiện này có thể bị hao mòn, bị co giãn khiến cho các thông số kỹ thuật thang máy không được chính xác như ban đầu. Để thang máy hoạt động ổn định, êm ái thì các thông số kỹ thuật phải đảm bảo chính xác tuyệt đối, linh kiện thiết bị trong thang máy phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn kỹ thuật. Quá trình bảo trì thang máy, các kỹ thuật viên sẽ kiểm tra từng bộ phận, thiết bị, từng thông số kỹ thuật đảm bảo thang máy vận hành an toàn và hiệu quả nhất, và có phương án thay thế thiết bị khi cần thiết.

 

- Đảm bảo an toàn, yên tâm cho người sử dụng

 

 

Thang máy là biểu tượng cho văn minh, cuộc sống hiện đại, góp phần giảm khoảng cách giữa con người với nhau, nên yếu tố an toàn là yếu tố quan trọng nhất, nó ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của người sử dụng. Bảo trì thang máy thường xuyên giúp phát hiện sớm các sự cố liên quan đến thang máy, khắc phục những lỗi ảnh hưởng đến an toàn thang máy, đảm bảo thang máy luôn hoạt động an toàn và tin cậy nhất.

 

 

 

2. Quy trình bảo trì thang máy

 

Để đảm bảo việc bảo trì, bảo dưỡng thang máy được diễn ra suôn sẻ cần phải có quy trình kiểm tra và thực thi rõ ràng từng giai đoạn. Việc có một quy trình làm việc chi tiết sẽ giúp cho việc bảo trì thang máy được thuận lợi và ít xảy ra sai sót, cuốn gọn từng giai đoạn cần bảo trì.

 

Quy trình kiểm tra bảo trì thang máy được thực hiện theo các bước:

 

- Kiểm tra sơ bộ thang máy

 

Tại bước này bên phía bảo trì gặp gỡ đơn vị đại diện sử dụng thang máy trao đổi tình hình hoạt động của thang để nắm bắt sơ bộ về những phần cần bảo trì.

Tiến hành đi lại trong thang, đánh giá chất lượng thang máy qua quá trình lên xuống, tiếng thang máy, tốc độ hành trình, mở cửa (đánh giá sơ bộ chất lượng chú ý những điểm không bình thường của thang máy).

 

- Kiểm tra chi tiết từng bộ phận của thang máy

 

Để bảo trì thang máy được chính xác nhất không thể bỏ qua được các bước kiểm tra các bộ phận sau của thang máy:

 

- Kiểm tra phòng máy

 

Kiểm tra phòng máy bao gồm các thiết bị như: Cầu dao, máy kéo, quạt, nhớt hộp số, puly phát tốc, phát xung, cáp tải (với cáp tải kiểm tra sự ăn mòn của cáp, cáp nổ để có phương án bảo trì thay thế); bộ phận chống vượt tốc; ngắt điện kiểm tra bình ắc quy, bình cứu hộ khẩn cấp; cho thang vận hành kiểm tra hoạt động của tủ điện; vệ sinh các bộ phận máy kéo, tủ điện, và các thiết bị trong phòng máy.

 

- Kiểm tra Cabin - Kiểm tra nút gọi tầng

 

Các bộ phận bên trong kiểm tra: Bảng điều khiển, Đèn quạt trong Cabin, và hoạt động đóng mở của cửa Cabin.

 

 

Với bảng điều khiển cần thử bảng điều khiển bằng cách gọi các tầng lên xuống kiểm tra tính chuẩn xác, sự nhanh nhạy khi dừng lại giữa các tầng. 

Di chuyển đi lại trong Cabin kiểm tra cửa Cabin hoạt động đóng mở có đúng tốc độ và khớp nhau, có gây ra tiếng lịch kịch khi đóng mở thang máy hay không.

 

- Kiểm tra hố thang máy

 

Kiểm tra toàn bộ chiều dài hố thang, từ đỉnh cho đến đáy hố thang.

Hố thang máy cần kiểm tra các bộ phận: công tắc điều khiển, đối trọng, ty cáp tải đầu Cabin, phanh cơ, bộ truyền cửa, ray,….

Phần ray kiểm tra và châm thêm nhớt, vệ sinh kiểm tra các hộp số giới hạn.

Vệ sinh đầu Ca, bảo trì thay thế các thiết bị cần thiết; kiểm tra bình ắc quy, đèn cấp cứu và chuông báo sự cố,…

Đối với hố PIT(đáy hố thang) cần kiểm tra độ chống thấm của hố pit, vệ sinh đáy hố, kiểm tra các công tắc đáy hố, kiểm tra đối trọng, giảm chấn đối trọng và cabin.

 

Có thể bạn quan tâm:

>>> Kiểm định máy xúc, máy đào uy tín, chất lượng hàng đầu

>>> Kiểm định máy móc thiết bị xây dựng, Giao thông, Thủy Lợi uy tín, chất lượng hàng đầu

Nội dung liên quan
Không có dữ liệu