1. Khái niệm về thiết bị nâng hạ
Thiết bị nâng hạ là loại thiết bị được thiết kế để di chuyển hoặc nâng hạ vật nặng hàng hóa, máy móc, thiết bị từ vị trí này sang vị trí khác một cách dễ dàng. Chúng được sử dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm xây dựng, sản xuất, vận chuyển và kho bãi. Thiết bị nâng giúp tăng năng suất và giảm sức lao động, đồng thời cải thiện hiệu quả công việc.
Bạn có thể quan tâm
>> Kiểm định thiết bị chịu áp lực
>> Kiểm định chống sét, đo điện trở tiếp địa
>> Kiểm tra mối hàn: Siêu âm, Xray, thẩm thấu ...
Kiểm định thiết bị nâng làm việc trong công trình xây dựng
2. Các thiết bị nâng cần phải kiểm định
Danh mục kiểm định thiết bị nâng được quy định tại thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2019, Bao gồm:
Thang máy điện
Thang cuốn, băng tải
Cầu trục.
Cổng trục, bán cổng trục.
Cần trục(Cần trục ô tô, bánh xích)
Sàn nâng người
Bàn nâng ô tô
Pa lăng điện; Palăng kéo tay có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên.
Xe nâng người; Xe nâng hàng
Tời nâng các loại
Máy vận thăng nâng người, vận thăng nâng hàng
3. Lợi ích của việc kiểm định thiết bị nâng đối với doanh nghiệp
Việc kiểm định thiết bị nâng đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, trong đó bao gồm đảm bảo an toàn và tránh tai nạn lao động, kéo dài tuổi thọ của thiết bị, giảm thiểu chi phí sửa chữa và bảo trì, cải thiện hiệu quả hoạt động và tăng độ tin cậy của thiết bị. Đồng thời, việc kiểm định thiết bị nâng còn giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến an toàn lao động và quản lý thiết bị, nâng cao tính chuyên nghiệp và uy tín của doanh nghiệp trong mắt khách hàng và đối tác kinh doanh.
Palang điện, thuộc danh sách thiết bị nâng phải kiểm định
4. Quy trình kiểm định thiết bị nâng
Các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng cho việc kiểm định thiết bị nâng được Bộ lao động đưa ra cho từng thiết bị cụ thể. Trong đó có 01 tiêu chuẩn xuyên suốt đó là TCVN4244-2005.
- Xác định các thiết bị cần được kiểm định.
- Lập kế hoạch kiểm định, bao gồm thời gian, địa điểm và người thực hiện.
- Thực hiện kiểm định, bao gồm các bước kiểm tra, đo đạc, thử tải theo đặc tính của từng loại thiết bị. Áp dụng cho cả 3 trường hợp, Kiểm định lần đầu, định kỳ và bất thường.
- Đánh giá kết quả kiểm định và phân loại thiết bị theo kết quả kiểm định.
- Lập Biên bản kiểm định, bao gồm các thông tin về thiết bị, quy trình kiểm định, kết đo đạc, kiểm tra và đánh giá.
- Sau khi kiểm định, chỉ những thiết bị nâng đạt yêu cầu mới được cấp giấy chứng nhận. Nếu thiết bị nâng nào không đạt yêu cầu, cần cải tạo sửa chữa theo khuyến cáo của kiểm định viên và được tái kiểm định sau khi các tồn tại đã được khắc phục.
Kiểm định thiết bị nâng phục vụ lắp đặt thiết bị
5. Lập biên bản và cấp giấy chứng nhận kiểm định thiết bị nâng
- Sau khi kiểm định đạt yêu cầu, các thiết bị nâng đều được dán tem
- Biên bản kiểm định an toàn thiết bị nâng được lập theo mẫu quy định. Kiểm định viên của VIETSAF cùng người chứng kiến(đại diện cho đơn vị sử dụng thiết bị hoặc đơn vị yêu cầu kiểm định) ký vào biên bản, mỗi bên giữ 01 bản.
- Công ty kiểm định an toàn VIETSAF sẽ cấp chứng nhận kiểm định thiết bị nâng trong vòng 05 ngày kể từ khi kết thúc công việc tại hiện trường.
Kiểm định và thử tải thiết bị nâng (Cổng trục) có tải trọng 200 tấn
6. Tại sao bạn nên chọn dịch vụ kiểm định thiết bị nâng tại VIETSAF
- Có trên 10 kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm định an toàn
- Kiểm định viên năng động, chuyên nghiệp, nhiệt tình
- Có đầy đủ thiết bị kiểm tra, dụng cụ, tải trọng dùng để thử tải thiết bị nâng
- Thực hiện kiểm định bài bản, đúng quy trình
- Cung cấp hồ sơ, giấy chứng nhận kiểm định nhanh gọn
- Giá cả hợp lý.
7. Giá kiểm định thiết bị nâng
Bạn có thể thao khảo đơn giá kiểm định của các thiết bị nâng được quy định tại thông tư TT41/2016/TT-BLĐTBXH "quy định về phí kiểm định an toàn thiết bị máy móc, vật tư thiết bị"do Bộ lao động - Thương binh và xã hội ban hành ngày 11/11/2016.
Hoặc liên hệ với Công ty VIETSAF để được báo giá kiểm định thiết bị nâng TỐT và được phục vụ nhanh chóng nhất.