Đo điện trở hệ chống sét bao gồm cả kiểm tra thu lôi và dây thoát sét
Đo điện trở chống sét là một phần của công tác kiểm tra hệ thống chống sét. Sau đây là một số bước kiểm tra cơ bản:
+ Kiểm tra liên kết(dây dẫn sét) từ kim thu sét đến hệ thống tiếp địa
- Kiểm tra toàn bộ các mối hàn, mối nối, biện pháp chống ăn mòn.
- Kiểm tra mức độ rỉ sét, suy giảm kích thước của dây dẫn sét, dẫn điện nối đất.
Bạn có thể quan tâm
>> Kiểm định thang máy, thang cuốn
>> Kiểm định hệ thống lạnh, điều hòa
Đo điển trở chống sét và kiểm tra kim thu sét hệ thống dây dẫn sét đặt trên đặt trên mái nhà là bắt buộc
- Kiểm tra kích thước dây dẫn sét có phù hợp với thiết kế hoặc tiêu chuẩn.
- Kiểm tra tiếp giáp của dây dẫn sét từ đoạn hở đến đoạn được đặt ngầm trong công trình(Có thể kiểm tra trực quan hoặc dùng máy đo thông mạch).
- Kiểm vị trí tiếp nối giữa phần dây dẫn sét và hệ thống tiếp địa.
+ Phương pháp đo điện trở chống sét
Việc lựa chọn phương pháp đo điện trở của hệ thống chống sét cho từng công trình cụ thể là rất quan trọng. Hiện nay VIETSF thường xuyên sử dụng 02 loại máy đo điện trở chống sét, đó là máy Ampe kìm không dây và máy đo chống sét có dây 3 cực.
- Máy Ape kìm không dây: Là thiết bị thường được sử dụng trong quá trình đo điện trở chống sét của hệ thống nối mạch vòng. Với đặc tính dễ sử dụng, chỉ cần kẹp vào dây dẫn sét, máy sẽ hiện giá trị điện trở. Điều này giúp tiết kiệm thời gian khi kiểm tra.
- Máy đo 3 cực(3 dây): Được dùng phổ biến để đo điện trở của hệ thống chống sét, với điều kiện phải có đất để cắm cọc và kéo dây trong khoảng 100m. Máy đo kết quả đo chính xác hơn máy đo điện trở Ape kìm. Tuy nhiên, việc đóng cọc và dải dây mất nhiều thời gian. Hơn nữa, nếu đo điện trở chống sét trong trường hợp hộp kiểm tra được đặt trên các tầng cao hoặc các công trình xung quanh là những sân bê tông rộng lớn thì máy đo 3 cực sẽ gặp nhiều khó khăn.
Đo điện trở chống sét bằng máy đo không dây nhanh chóng và tiện lợi
Giá trị đo của điện trở chống sét bao nhiêu là đạt yêu cầu?
Giá trị đo điện trở chống sét phụ vào mục đích sử dụng, loại hệ thống chống sét, điều kiện môi trường làm việc cụ thể. Tuy nhiên, theo quy định của Việt Nam, trị số đo được của điện trở chống sét nhỏ hơn < 10 Ω là đạt yêu cầu.
Thời gian cấp giấy chứng nhận đo điện trở chống sét
Công ty kiểm định VIETSAF sẽ cấp chứng nhận kết quả đo điện trở của hệ thống chống sét trong vòng 03 ngày kể từ khi kết thúc công việc đo kiểm tại hiện trường.
Nếu kết quả đo điện trở chống sét không đạt, cần phải xác định nguyên nhân gây ra sự cố rồi tiến hành kiểm tra và sửa chữa lại hệ thống. Việc sửa chữa phải được thực hiện bởi các kỹ thuật viên có chuyên môn và kinh nghiệm.
Sau khi sửa xong, cần đo lại để xác định xem giá trị điện trở có nằm trong phạm vi cho phép hay không.
Đo điện trở chống sét bằng máy đo 3 cực có độ chính xác cao nhưng tốn nhiều thời gian
Đo điện trở chống sét có bắt buộc không?
Để đảm bảo an toàn cho các công trình, nhà cửa khỏi nguy cơ bị sét đánh. Qui định bắt buộc đo điện trở chống sét tại:
- Điều 5(d) - Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ "Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy".
- TCVN 9385:2012 "Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống".
- TCVN 4756:1989 "Tiêu chuẩn nối đất và nối không các thiết bị điện".
Dịch vụ đo điện trở chống sét của VIETSAF có gì nổi bật?
- Là đơn vị có kinh nghiệm đo điện trở chống sét trên 10 năm
- Kiểm định viên năng động, chuyên nghiệp, nhiệt tình
- Có đầy đủ thiết bị kiểm tra với nhiều chủng loại máy có dây và không dây
- Thực hiện kiểm định bài bản, đúng quy trình
- Cung cấp hồ sơ, giấy chứng nhận đo chống sét nhanh gọn
- Giá cả hợp lý.
Khách hàng hỗ trợ và giám sát quá trình đo điện trở chống sét tại tủ tiếp địa
Không thực hiện đo điện trở chống sét có bị xử phạt?
Theo điều 37, nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình”
Vi phạm quy định về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong lắp đặt, bảo trì, kiểm tra và đo điện trở chống sét sẽ bị xửa phạt:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không có hồ sơ theo dõi hệ thống chống sét theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không kiểm tra định kỳ hệ thống chống sét theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không khắc phục các sai sót, hư hỏng làm mất tác dụng của hệ thống chống sét.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi lắp đặt hệ thống chống sét không bảo đảm yêu cầu về chống sét.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không lắp đặt hệ thống chống sét cho nhà, công trình thuộc diện phải lắp đặt hệ thống chống sét theo quy định của pháp luật.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khắc phục những sai sót, hư hỏng của hệ thống chống sét đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Buộc lắp đặt hệ thống chống sét bảo đảm quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 4 và 5 Điều này.
Dịch vụ và giá đo điện trở chống sét của VIETSAF thế nào?
- Giá đo điện trở phụ thuộc vào từng hệ thống chống sét, chiều cao công trình, quy mô, vị trí và số lượng điểm đo sẽ tác động đến giá.
- Đo điện trở hệ thống chống sét có giá thấp nhất từ vài trăm nghìn đồng đến vài triệu đồng.
- Miễn phí lập hồ sơ cho khách hàng đo chống sét tại VIETSAF.
Hãy liên hệ với Công ty VIETSAF để nhận được báo giá đo điện trở chống sét TỐT và được phục vụ nhanh chóng nhất.