TIÊU CHUẨN, QUY ĐỊNH VỀ KIỂM ĐỊNH NỒI HƠI
- QCVN 01:2008 – BLĐTBXH - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực;
- TCVN 7704: 2007 - Nồi hơi - Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo, lắp đặt, sử dụng và sửa chữa;
- TCVN 6413:1998 (ISO 5730:1992) - Nồi hơi cố định ống lò ống lửa cấu tạo hàn (trừ nồi hơi ống nước);
- TCVN 6008-2010 - Thiết bị áp lực - Mối hàn . Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra;
- TCVN 9385:2012 - Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống;
- TCVN 9358 : 2012 - Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung.
Khoanh vùng khu vực kiểm định lò hơi để ngăn cách những người không có trách nhiệm
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH KIỂM ĐỊNH
1. Chuẩn bị kiểm định
Công ty kiểm định VIETSAF và đơn vị yêu cầu kiểm định nồi hơi cần thống nhất một số việc như sau:
Công ty kiểm định VIETSAF
- Cùng với đơn vị sử dụng thiết bị lập biện pháp an toàn trong suốt quá trình kiểm định
- Bố trí kiểm định viên có năng lực, kinh nghiệm
- Mang đầy đủ trang thiết bị phù hợp để kiểm định bình chịu áp lực
- Kiểm định viên phải được trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân
Đơn vị yêu cầu kiểm định
- Các thiết bị phải được lắp đặt hoàn chỉnh và đủ điều kiện để tiến hành kiểm định
- Chuẩn bị hồ sơ, lí lịch, các tài liệu có liên quan đến thiết bị
- Khoanh vùng khu vực cần kiểm định hoặc có biển cảnh báo trong suốt quá trình kiểm định.
- Cử cán bộ tham gia chứng kiến kiểm định và công nhân vận hành, sửa chữa, căn chỉnh thiết bị khi cần thiết
Tiến hành kiểm định kỹ thuật an toàn an toàn nồi hơi như thử áp, thử vận hành ...
2. Tiến hành kiểm định
- Kiểm tra hồ sơ, lý lịch của nồi hơi;
- Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong;
- Kiểm tra kỹ thuật thử nghiệm: Thử bền, thử kín
- Kiểm tra vận hành;
- Xử lý kết quả kiểm định
2.1. Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong: Chỉ được thực hiện khi công tác chuẩn bị đạt yêu cầu
Căn chỉnh, kiểm định van an toàn nồi hơi theo tỉ lệ áp suất làm việc thực tế
3. Xử lý kết quả kiểm định lò hơi
3.1. Sau khi hoàn tất công tác kiểm định, kiểm định viên lập 02 biên bản kiểm định và cùng với người chứng kiến, đại diện chủ sử dụng ký vào biên bản kiểm định, mỗi bên giữ 01 bản.
3.2. Kiểm định viên ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch của thiết bị
3.3. Chỉ dán tem khi thiết bị kiểm định đạt yêu cầu
4. Thời hạn kiểm định nồi hơi
Từ 1 - 2 năm tùy thuộc thời gian, điều kiện làm việc và chất lượng của nồi hơi
Cấp giấy chứng nhận trong vòng 02 ngày kể từ khi hoàn tất công việc kiểm định tại hiện trường.
5. Giá kiểm định nồi hơi
- Phí kiểm định tại thông tư số 41/2016/TT-BLĐTBXH ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ lao động - Thương binh và xã hội, cụ thể:
- Liên hệ với VIETSAF để có bảng báo giá nhanh và tốt nhất.