Kiểm định máy phát điện nhanh chóng, giá tốt

Quy trình kiểm định máy phát điện

Máy phát điện là loại thiết bị biến đổi cơ năng thành điện năng, là thiết bị cung cấp điện rất hữu ích cho gia đình khi mất điện, cho các thiết bị sử dụng điện thường xuyên di chuyển của các doanh nghiệp... Bởi vậy, máy phát điện giữ vai trò then chốt trong các thiết bị cung cấp điện.

Trong thực tế, khi sử dụng máy phát điện vẫn xảy ra các tai nạn ngoài ý muốn như: Máy phát chạy nhưng không phát đủ công suất gây hư hỏng cho các thiết bị tiêu thụ điện, bị điện giật do rò rỉ điện… Vì vậy, Chúng ta nên kiểm định máy phát điện định kỳ hoặc sau khi cải tạo, sửa chữa để biết được chính xác tình hình hoạt động của máy phát. Tránh làm ảnh hưởng tới người và các thiết bị tiêu thụ điện đang sử dụng.

Các bước tiến hành kiểm định:

1. Kiểm tra hồ sơ, lý lịch máy phát điện

2. Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong:

- Kiểm tra vị trí lắp đặt.

- Kiểm tra các thông số của máy phát điện

- Kiểm tra bộ điều khiển.

- Kiểm tra các thiết bị đóng ngắt nguồn điện và cá thiết bị cảnh báo.

- Kiểm tra các đồng hồ báo và các thiết bị hiển thị.

- Kiểm tra toàn bộ các vấn đề an toàn về điện.

- Kiểm tra hệ thống cấp nhiên liệu, hút xả khí, bộ khởi động hệ, thống bôi trơn.

3. Kiểm tra vận hành

-  Khởi động máy, sau khi máy đã chạy ổn định từ 3 - 5 phút, vòng quay đạt yêu cầu, tiếng máy êm, đều, nhiệt độ nước làm mát bắt đầu tăng, không có tiếng va đập bất thường của kim loại….

-  Kiểm tra các thông số liên quan đến chất lượng nguồn cung cấp thông qua hệ thống đồng hồ chỉ báo trên mặt máy như áp, dòng, tần số, áp lực đầu nhớt, đếm giờ chạy máy….

Xử lý kết quả kiểm định máy phát điện

- Chỉ dán tem khi kết quả kiểm tra các cơ cấu, thông số của máy phát điện đạt yêu cầu.

- Công ty kiểm định an toàn VIETSAF sẽ cấp chứng nhận kết quả kiểm định cho thiết bị trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hai bên thông qua biên bản kiểm định(Thời gian cấp giấy chứng nhận có thể được rút ngắn tùy thuộc điều kiện cụ thể)

 

Xem thêm:

Quy trình thử tải máy phát điện cũng được chi làm 02 bước

- Thử tải bằng phương pháp giả tải: Sử dụng thiết bị chuyên dùng để thử tải và đo đạc các thông số của thiết bị và so sánh với hồ sơ của máy phát điện

- Thử tải thực tế: Thử tải trực tiếp bằng cách đấu nối máy phái điện vào các thiết bị tiêu thụ như máy móc, tòa nhà, công trường, nhà máy .... Trong trường hợp này thường xảy ra tình trạnh quá tải và làm hỏng thiết bị do đó người kiểm tra cần chú ý và kiểm tra cẩn thận thông số thiết kế cũng như thực tế.

Có thể ban quan tâm:

>>> Siêu âm mối hàn tức giá tốt, thủ tục nhanh gọn