Kiểm định cầu trục và Kiểm định cổng trục

 

KIỂM ĐỊNH CẦU TRỤC VÀ KIỂM ĐỊNH CỔNG TRỤC

QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH

Đây là các bước kiểm định thông qua hình ảnh minh họa. Để tìm hiểu chi tiết quy trình kiểm định cầu trục, cổng trục do Bộ lao động - Thương binh và Xã hội ban hành có thể xem: QTKĐ: 09-2016/BLĐTBXH

TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG

- TCVN 4244:2005, Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật;

- TCVN 5206:1990, Máy nâng hạ - Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng;

- TCVN 5207:1990, Máy nâng hạ - Yêu cầu an toàn chung;

- TCVN 5209:1990, Máy nâng hạ - Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện;

- TCVN 5179:90, Máy nâng hạ - Yêu cầu thử thuỷ lực về an toàn;

- TCVN 9358 : 2012 Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung;

- TCXDVN 9385:2012 Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống;

- QCVN 7: 2012/BLĐTBXH, Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng.

Có thể bạn quan tâm

   * Kiểm định thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động

   * Kiểm tra chất lượng mối hàn: Siêu âm mối hàn, Xray, thẩm thấu ...

   * Kiểm định hệ thống chống sét, đo điện trở nối đất

 

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH KIỂM ĐỊNH

1. Chuẩn bị kiểm định

Công ty kiểm định VIETSAF và đơn vị yêu cầu kiểm định cầu trục, cổng trục cần thống nhất một số việc như sau:

Công ty kiểm định VIETSAF

- Cùng với đơn vị sử dụng thiết bị lập biện pháp an toàn trong suốt quá trình kiểm định

- Bố trí kiểm định viên có năng lực, kinh nghiệm

- Mang đầy đủ trang thiết bị phù hợp để kiểm định thiết bị

- Kiểm định viên phải được trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân

Đơn vị yêu cầu kiểm định

- Cầu trục phải được lắp đặt hoàn chỉn và đủ điều kiện để tiến hành kiểm định

- Chuẩn bị hồ sơ, lí lịch, các tài liệu có liên quan đến thiết bị

- Khu vực kiểm định phải đủ rộng. Phải khoanh vùng hoặc có biển cảnh báo trong suốt quá trình kiểm định

- Cử cán bộ tham gia chứng kiến kiểm định và công nhân vận hành, sửa chữa, căn chỉnh thiết bị khi cần thiết.

2. Tiến hành kiểm định

- Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị;

- Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài;

- Thử không tải;

- Thử tải: thử tải tĩnh, thử tải động;

- Xử lý kết quả kiểm định.

2.1. Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài: Chỉ được thực hiện khi công tác chuẩn bị đạt yêu cầu

2.1.1. Kiểm tra mã hiệu, chủng loại, số chế tạo

Cầu trục 30T, thông số kỹ thuật

Kiểm tra thông số kỹ thuật cầu trục 30T

Kiểm tra thông số kỹ thuật cổng trục 10T

Kiểm tra thông số kỹ thuật cổng trục 10T

 

2.1.2. Kiểm tra hệ thống tời nâng, palang, cáp, puly, phanh, móc; cơ cấu di chuyển xe con, cơ cấu di chuyển xe cầu. Kiểm tra hệ thống tời nâng, cáp, puly, phanh, móc; cơ cấu di chuyển xe con, cơ cấu di chuyển xe cầu

Kiểm tra xe con, palang

Kiểm tra cơ cấu di chuyển xe con của cầu trục 30T

Kiểm tra palăng, xe con

Kiểm tra palăng, cơ cấu di chuyển xe con

 

Kiểm tra cáp của palang

Kiểm tra đường kính cáp của palang

Hạn chế chiều cao nâng

Kiểm tra cơ cấu hạn chế chiều cao nâng, công tắc hành trình nâng

 

Công tắc hành trình điện

Kiểm tra công tắc hành trình chạy cầu trục phần điện

Hạn chế hành trình cơ chạy cầu

Kiểm tra hạn chế hành trình chạy cầu trục phần cơ

 

Kiểm tra hạn chế hành trình phần cơ của cổng trục 

1 Hạn chế hành trình cơ của cổng trục được đặt cuối đường ray. 2 Thiết bị chống di chuyển của cổng trục

Kiểm tra ray cầu trục, cổng trục

Kiểm tra ray cầu trục, cổng trục: Trong trường hợp này thiếu Bulong bắt ray

 

2.1.3 Kiểm tra dầm đỡ ray, khung nhà xưởng, kết cấu thép của dầm chính, dầm phụ

Kiểm tra kết cấu dầm đỡ ray và kết cấu nhà xưởng

Kiểm tra kết cấu dầm đỡ ray và kết cấu nhà xưởng

Kiểm tra kết cấu thép dầm cầu trục

Kiểm tra kết cấu thép dầm cầu trục

 

Khi tiến hành kiểm định cầu trục, kiểm định cổng trục, plalăng cần chú ý:

- Vị trí đặt thiết bị khi thử tải:

+ Vị trí giữa dầm

+ Vị trí Conson: Cần kiểm tra tải trọng tại coson(thường thì tải trọng không thay đổi)

+ Kiểm tra biến dạng dư

+ Kiểm tra độ võng: độ võng trung bình là L/700 thông số này phụ thuộc vào nhà chế tạo, độ võng càng bé tức độ cứng vững của dầm càng lớn.

+ Chú ý các công trình, máy móc xung quanh khi di chuyển tải

+ Nếu trên đường chạy có lắp nhiều thiết bị cần kiểm tra xem chúng có va vào nhau hay không? Có thiết bị chống va chạm hay không?

- Cần phải kiểm tra cẩn thận đặc tính tải của thiết bị trước khi tiến hành thử tải: Tải trọng thường không thay đổi trên toàn đường chạy của thiết bị.

- Các hiệu lệnh cho lái cẩu cần phải rõ ràng, rứt khoát, tránh hiểu nhầm ý nhau.

- Khi nâng tải, di chuyển tải:

 + Cần phải lót cáp để cáp không tiếp xúc trực tiếp với tải để tránh hỏng cáp

 + Nên dùng dây để ghìm tải để tránh hiện tượng tải va vào thiết bị bên trong nhà xưởng…

- Thử tải tĩnh:                        Qthử = 125% Qđịnh mức

- Thử tải động:                      Qthử = 110% Qđịnh mức

 

Kiểm định cầu trục 50T

Kiểm định, thử tải cầu trục 50T tại xi măng Nghi Sơn

Kiểm định cầu trục 10T

Kiểm định, thử tải cầu trục 10T tại Thái Nguyên

 

Kiểm định cổng trục 200T

Kiểm định, thử tải cổng trục 200T tại LILAMA

Kiểm định bán cổng trục

Kiểm định, thử tải bán cổng trục

 

3. Xử lý kết quả kiểm định cầu trục, kiểm định cổng trục, palang

3.1. Sau khi hoàn tất công tác kiểm định, kiểm định viên lập 02 biên bản kiểm định và cùng với người chứng kiến, đại diện chủ sử dụng ký vào biên bản kiểm định, mỗi bên giữ 01 bản.

3.2. Kiểm định viên ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch của thiết bị

3.3. Chỉ dán tem khi thiết bị kiểm định đạt yêu cầu

3.4. Công ty kiểm định an toàn VIETSAF sẽ cấp chứng nhận kết quả kiểm định cho thiết bị trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hai bên thông qua biên bản kiểm định.