Đăng nhập
An toàn lao động, tai nạn lao động, luật an toàn vệ sinh lao động
An toàn lao động là gì? Các khái niệm, thuật ngữ về an toàn lao động, tai nạn lao động, an toàn vệ sinh lao động và các yếu tố nguy hiểm, sự cố … được nêu trong luật an toàn vệ sinh lao động 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015
1. An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.
2. Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động.
3. Yếu tố nguy hiểm là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây tử vong cho con người trong quá trình lao động.
4. Yếu tố có hại là yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con người trong quá trình lao động.
5. Sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động là hư hỏng của máy, thiết bị, vật tư, chất vượt quá giới hạn an toàn kỹ thuật cho phép, xảy ra trong quá trình lao động và gây thiệt hại hoặc có nguy cơ gây thiệt hại cho con người, tài sản và môi trường.
6. Sự cố kỹ thuật gây mất an toàn vệ sinh lao động nghiêm trọng là sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động lớn, xảy ra trên diện rộng và vượt khả năng ứng phó của cơ sở sản xuất, kinh doanh, cơ quan, tổ chức, địa phương hoặc liên quan đến nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh, địa phương.
7. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
8. Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động.
9. Quan trắc môi trường lao động là hoạt động thu thập, phân tích, đánh giá số liệu đo lường các yếu tố trong môi trường lao động tại nơi làm việc để có biện pháp giảm thiểu tác hại đối với sức khỏe, phòng, chống bệnh nghề nghiệp.
An toàn lao động và vệ sinh lao động được ban hành thành luật an toàn vệ sinh lao động: 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
* Kiểm định thang máy, thang cuốn
-
Kiểm định máy xúc, máy đào 29/03/2020
-
Kiểm định máy móc thiết bị xây dựng 28/03/2020
-
Hiệu chuẩn cân điện tử 30/07/2016
-
An toàn lao động, tai nạn lao động, luật an toàn vệ sinh lao động 01/07/2016
-
Chống sét lan truyền, hệ thống chống sét trực tiếp 30/05/2016
-
Đo độ ồn và đo độ rung 28/05/2016
-
Kiểm tra chất lượng mối hàn 09/05/2016
-
Kiểm định máy móc thiết bị 05/05/2016
-
Tiêu chuẩn chống sét TCVN 9385:2012 25/04/2016
-
Đo điện trở đất, điện trở tiếp địa chống sét 06/04/2016
-
Kiểm định máy phát điện 18/03/2016
-
Kẹt thang máy 30 ngày, một phụ nữ chết oan 09/03/2016
-
Siêu âm mối hàn 06/01/2016
-
Nổ gas nhà sập tan, bà cụ thoát chết ngoạn mục nhờ … máy giặt 29/12/2015
-
Cách bấm thang máy thời công nghệ hiện đại 25/12/2015
-
Đo điện trở đất, điện trở tiếp địa chống sét 06/04/2016
-
KIỂM ĐỊNH AN TOÀN 05/10/2015
-
KIỂM ĐỊNH HỆ THỐNG CHỐNG SÉT 30/06/2015
-
Tiêu chuẩn chống sét TCVN 9385:2012 25/04/2016
-
Cách sử dụng thang máy 12/12/2015
-
Kiểm định bình khí nén 23/11/2015
-
Kiểm tra mối hàn | Chụp x-ray, Siêu âm mối hàn 06/08/2015
-
Kiểm định xe nâng 23/11/2015
-
Kiểm định máy nén khí 23/11/2015
-
Danh mục các thiết bị bắt buộc kiểm định 30/06/2015
-
Kiểm định thang máy 23/11/2015
-
Siêu âm mối hàn 06/01/2016
-
Kiểm định là gì 02/10/2015
-
Kiểm định cần trục 02/12/2015
-
Kiểm định cầu trục 02/12/2015