Kiểm định thiết bị áp lực chất lượng, giá cả cạnh tranh

 

Kiểm định thiết bị áp lực là quy trình kiểm tra và đánh giá tính an toàn và độ tin cậy của các thiết bị chịu áp lực. Quy trình kiểm định thiết bị áp lực được Bộ lao động Thương Binh và Xã hội ban hành. Việc kiểm định phải được thực hiện bởi các đơn vị cung cấp dịch vụ kiểm định có kinh nghiệm và được cấp phép như VIETSAF.

 

1. Thiết bị chịu áp lực là gì?

 Thiết bị chịu áp lực là một loại thiết bị đóng kín được sử dụng trong các quy trình nhiệt học, hóa học, bảo quản, vận chuyển các chất khí nén, khí hóa lỏng hoặc khí hòa tan ở trạng thái có áp suất cao hơn 0,7 bar. Các thiết bị này được giới hạn bởi các van, khóa và có áp suất làm việc cao.

 

Bạn có thể quan tâm

>> Kiểm định thiết bị nâng hạ

>> Kiểm định chống sét, đo điện trở tiếp địa

>> Kiểm tra mối hàn: Siêu âm, Xray, thẩm thấu ...

 

Kiểm định thiết bị áp lực tại nhà máy, khu công nghiệp

Kiểm định thiết bị áp lực được lắp đặt, sử dụng tại các nhà máy, khu công nghiệp trong cả nước

 

2. Kiểm định thiết bị áp lực có tầm quan trọng như thế nào?

Việc kiểm định thiết bị áp lực là vô cùng quan trọng để đảm bảo an toàn và giảm thiểu tai nạn lao động. Nếu thiết bị không được kiểm định hoặc kiểm định không đúng thời hạn, nó có thể gây ra các sự cố và tai nạn nguy hiểm. Việc thực hiện kiểm định định kỳ đúng quy trình giúp đảm bảo hiệu suất hoạt động tốt và an toàn cho người sử dụng, đồng thời giảm thiểu rủi ro liên quan đến an toàn lao động và bảo vệ tài sản của Công ty.

 

3. Danh mục các thiết bị áp lực bắt buộc phải kiểm định

Danh mục kiểm định thiết bị chịu áp lực được quy định tại thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2019, Bao gồm:

- Hệ thống lạnh- Điều hòa thông gió - Chiller

- Các bình khí nén

- Máy nén khí

- Bồn bể các loại

- Nồi gia nhiệt dầu

- Nồi hơi

- Đường ống y tế

- Đường ống dẫn nước nóng

- Đường ống gas

 

Kiểm tra rò rỉ khí gas khi kiểm định hệ thống lạnh

Kiểm định viên đang kiểm tra rò rỉ khí gas trong khi kiểm định hệ thống lạnh - Chindler

 

4. Các hình thức kiểm định thiết bị áp lực

- Kiểm định lần đầu: Sau khi thiết bị áp lực lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng.

- Kiểm định định kỳ: Sau khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.

- Kiểm định bất thường: 

* Sau khi sửa chữa, nâng cấp, ci tạo quan trọng có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị áp lực.

* Khi có yêu cầu của cơ sở hoặc cơ quan có thẩm quyền.

 

5. Quy trình kiểm định thiết bị áp lực

 Mỗi thiết bị chịu áp lực đều có quy trình kiểm định riêng do Bộ lao động ban hành. Trong đó có viện dẫn các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng rất cụ thể. Bạn có thể xem các quy trình kiểm định tại các đường linh gắn tại mục số 3 ở ngay phía trên.

- Lập danh sách các thiết bị chịu áp lực cần phải được kiểm định

- Thống nhất kế hoạch giữa các bên tham gia kiểm định: Bao gồm thời gian, địa điểm và người thực hiện.

 

Kiểm định hệ thống bồn chứa gas - Thiết bị chịu áp lực nhiều khả năng cháy nổ

Kiểm định hệ thống bồn chứa gas - Thuộc danh mục thiết bị chịu áp lực có nguy cơ cháy nổ cao

 

- Thực hiện kiểm định bao gồm các bước sau:

- Kiểm tra hồ sơ lý lịch.

- Kiểm tra thực tế thiết bị bao gồm: kiểm tra, căn chỉnh, đo đạc và thử áp suất theo đặc tính của từng loại thiết bị.

- Đánh giá kết quả kiểm định theo từng loại thiết bị cụ thể.

- Lập Biên bản kiểm định bao gồm các thông tin về thiết bị, quy trình kiểm định, kết quả thử nghiệm, kiểm tra và đánh giá.

- Chỉ cấp giấy chứng nhận cho những thiết bị áp lực đạt yêu cầu sau khi kiểm định. Nếu thiết bị áp lực nào không đạt yêu cầu, cần được sửa chữa theo khuyến cáo của kiểm định viên và được tái kiểm định sau khi các vấn đề đã được khắc phục.

 

 6. Cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định thiết bị áp lực

- Dán tem kiểm định cho từng thiết bị áp lực nếu kết quả kiểm định đạt yêu cầu,

- Biên bản kiểm định an toàn thiết bị áp lực sẽ được lập theo mẫu quy định. Kiểm định viên của VIETSAF cùng người chứng kiến (đại diện cho đơn vị sử dụng thiết bị hoặc đơn vị yêu cầu kiểm định) sẽ ký vào biên bản, mỗi bên giữ 01 bản.

- Công ty kiểm VIETSAF sẽ cấp giấy chứng nhận kiểm định thiết bị áp lực trong vòng 03-05 ngày kể từ ngày kết thúc công việc tại hiện trường.

 

Kểm định bình khí nén,là thiết chịu áp lực được sử dụng rộng rãi

Kiểm định bình khí nén, một trong những thiết bị chịu áp lực được sử dụng rộng rãi

 

7. Tại sao bạn nên chọn dịch vụ kiểm định thiết bị áp lực tại VIETSAF

Có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm định an toàn thiết bị áp lực.

Các kiểm định viên năng động, chuyên nghiệp, nhiệt tình.

Đầy đủ thiết bị kiểm tra, dụng cụ để thử nghiệm các thiết bị áp lực.

Thực hiện kiểm định bài bản, đúng quy trình.

Cung cấp hồ sơ, giấy chứng nhận kiểm định nhanh gọn.

Giá cả hợp lý.

 

8. Thời hạn kiểm định thiết bị áp lực

Từ 1 - 3 năm tùy thuộc thời gian, điều kiện làm việc và chất lượng của bình thiết bị chịu áp lực

 

9. Bảng giá kiểm định thiết bị áp lực

Bạn có thể thao khảo đơn giá kiểm định của thiết bị chịu áp lực được quy định tại thông tư TT41/2016/TT-BLĐTBXH "quy định về phí kiểm định an toàn thiết bị máy móc, vật tư thiết bị"do Bộ lao động - Thương binh và xã hội ban hành ngày 11/11/2016. 

 

Hoặc liên hệ với Công ty VIETSAF để được báo giá kiểm định thiết bị áp lực TỐT và được phục vụ nhanh chóng nhất.