Kiểm định cần trục Ôtô, Bánh lốp, Bánh xích

 

KIỂM ĐỊNH CẦN TRỤC Ô TÔ, BÁNH XÍCH, BÁNH LỐP

QUI TRÌNH KIỂM ĐỊNH

Đây là các bước kiểm định thông qua hình ảnh minh họa. Để tìm hiểu chi tiết quy trình kiểm định cần trục ô tô, bánh xích, bánh lốp do Bộ lao động - Thương binh và Xã hội ban hành có thể xem: QTKĐ: 10-2016/BLĐTBXH

TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN, QUY ĐỊNH ÁP DỤNG:

- QCVN 7: 2012/BLĐTBXH, Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng;

- TCVN 8855-2-2011. Cần trục và thiết bị nâng. Chọn cáp. Phần 2: Cần trục tự hành. Hệ số an toàn;

- TCVN 4244:2005, Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật;

- TCVN 5206:1990, Máy nâng hạ - Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng;

- TCVN 5208-1: 2008 : Cần trục. Yêu cầu đối với cơ cấu công tác. Phần 1: Yêu cầu chung;

- TCVN 5208-4 : 2008: Cần trục. Yêu cầu đối với cơ cấu công tác.  Phần 4: Cần trục kiểu cần;

- TCVN 5209:1990, Máy nâng hạ. Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện;

- TCVN 4755:1989, Cần trục. Yêu cầu an toàn đối với các thiết bị thuỷ lực;

- TCVN 5179:1990, Máy nâng hạ - Yêu cầu thử thuỷ lực về an toàn.

Có thể bạn quan tâm

   * Kiểm định thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động

   * Kiểm tra chất lượng mối hàn: Siêu âm mối hàn, Xray, thẩm thấu ...

   * Kiểm định hệ thống chống sét, đo điện trở nối đất

 

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH KIỂM ĐỊNH

1. Chuẩn bị kiểm định xe cẩu

Công ty kiểm định VIETSAF và đơn vị yêu cầu kiểm định cần trục cần thống nhất một số việc như sau:

Công ty kiểm định VIETSAF

- Cùng với đơn vị sử dụng thiết bị lập biện pháp an toàn trong suốt quá trình kiểm định

- Bố trí kiểm định viên có năng lực, kinh nghiệm

- Mang đầy đủ trang thiết bị phù hợp để kiểm định thiết bị

- Kiểm định viên phải được trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân

Đơn vị yêu cầu kiểm định cần cẩu

- Cần trục phải được lắp đặt và đủ điều kiện để tiến hành kiểm định

- Chuẩn bị hồ sơ, lí lịch, các tài liệu có liên quan đến thiết bị

- Khu vực kiểm định phải đủ rộng, trên nền cứng. Phải khoanh vùng hoặc có biển cảnh báo trong suốt quá trình kiểm định

- Cử cán bộ tham gia chứng kiến kiểm định và công nhân vận hành, sửa chữa, căn chỉnh thiết bị khi cần thiết.

2. Tiến hành kiểm định kỹ thuật an toàn cần trục di động

- Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị;

- Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài;

- Thử không tải;

- Thử tải: thử tải tĩnh, thử tải động;

- Xử lý kết quả kiểm định.

2.1. Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài: Chỉ được thực hiện khi công tác chuẩn bị đạt yêu cầu

Khoanh vùng khu vực kiểm định, thử tải

Khoanh vùng khu vực kiểm định, thử tải cần trục

Kê lót chân chống cần trục

Kê, lót chân chống cần trục để chuẩn bị thử tải

 

2.1.1. Kiểm tra mã hiệu, chủng loại, số khung, số máy

Thông số kỹ thuật cần trục Tadano 50T

Kiểm tra thông số kỹ thuật cần trục Tadano 50T

Thông số kỹ thuật cần trục Sumitomo 60T

Kiểm tra thông số kỹ thuật cần trục Sumitomo 60T

 

2.1.2 Kiểm tra hệ thống tang tời, cáp, puly, phanh, móc… của các cơ cấu; Kiểm tra kết cấu khung sườn, xích, chân chống, đối trọng...; Kiểm tra kết cấu kim loại cần, thiết bị khống chế chiều cao nâng, hạ

Kiểm tra cơ cấu nâng hạ

Kiểm tra cơ cấu nâng hạ của cần trục

Kiểm tra tang tời

Kiểm tra tang tời của cần trục

 

Kiểm tra hạn chế chiều cao nâng

Kiểm tra hạn chế chiều cao nâng

Kiểm tra độ thăng bằng của cần trục

Kiểm tra độ thăng bằng của cần trục

 

Kiểm tra đối trọng di động của cần trục 600T

Kiểm tra đối trọng di động của cần trục 600T

Kiểm tra màn hình điều khiển

Kiểm tra màn hình điều khiển của cần trục Demag 600T

 

2.3. Thử tải: Tải trọng dùng để thử tải cần trục có thể dùng thép cuộn, thép tấm, phôi thép hay các cục tải chuẩn.

- Cần phải kiểm tra cẩn thận đặc tính tải của thiết bị trước khi tiến hành thử tải: Tải trọng phụ thuộc vào chiều dài cần, góc nghiêng, tầm với…

- Các hiệu lệnh cho lái cẩu cần phải rõ ràng, rứt khoát, tránh hiểu nhầm ý nhau.

- Khi nâng tải, di chuyển tải:

 + Cần phải lót cáp để cáp không tiếp xúc trực tiếp với tải để tránh hỏng cáp

 + Nên dùng dây ghìm tải để tránh trường hợp tải va vào chân chống, công trình xung quanh…

- Thử tải tĩnh:               Qthử = 125% Qđịnh mức (ở tầm với Rmin và Rmax)

- Thử tải động:            Qthử = 110% Qđịnh mức (ở tầm với Rmin và Rmax)

Bảng đặc tính tải trọng của cần trục

Kiểm tra cẩn thận bảng đặc tính tải trọng của cần trục trước khi thử tải

Thử tải cần trục ở tầm với lớn nhất

Kiểm định,  thử tải cần trục ở tầm với lớn nhất

 

Kiểm định cần trục ô tô

Kiểm định cần trục ô tô 50T, thử tải

Kiểm định cần trục bánh xích

Kiểm định cần trục bánh xích, thử tải

 

Thử tải cần trục chân đế

Kiểm định an toàn và thử tải cần trục chân đế tại đóng tàu Bến Kiền

Thử tải cần trục cẩu Container

Thử tải cần trục cẩu Container tại cảng Hải Phòng

 

3. Xử lý kết quả kiểm định

3.1. Sau khi hoàn tất công tác kiểm định, kiểm định viên lập 02 biên bản kiểm định và cùng với người chứng kiến, đại diện chủ sử dụng ký vào biên bản kiểm định, mỗi bên giữ 01 bản.

3.2. Kiểm định viên ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch của thiết bị

3.3. Chỉ dán tem khi thiết bị kiểm định đạt yêu cầu

3.4. Công ty kiểm định an toàn VIETSAF sẽ cấp chứng nhận kết quả kiểm định cho thiết bị trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hai bên thông qua biên bản kiểm định.

4. Thời hạn kiểm định

Từ 1-2 năm tùy thuộc vào thời gian sử dụng của thiết bị, kết quả kiểm tra thực tế ...

5. Giá kiểm định cần trục tự hành

Biểu phí kiểm định và đơn giá có thể tham khảo tại đây ...

Hãy gọi cho chúng tôi để có bảng báo giá kiểm định sớm và ưu đãi nhất.

Xem thêm: Kiểm định cầu trục và Kiểm định cổng trục