Kiểm định hệ thống chống sét cho các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp

 

Kiểm định hệ thống chống sét tức là kiểm tra nối đất, nối không và sự liền mạch giữa chúng. Kiểm định chống sét, đo điện trở nối đất được thực hiện định kỳ hàng năm(đặc biệt là trước mùa mưa bão), nhằm đảm bảo an toàn cho người và thiết bị cũng như đám ứng yêu cầu về PCCC.

 

1. Tại sao phải kiểm định hệ thống chống sét

1.1. Trước tiên ta cần tìm hiểu sét là gì?

Sét là một hiện tượng thiên nhiên, được hình thành bởi sự tích tụ điện và phóng điện trong khí quyển giữa các đám mây và mặt đất hay giữa các đám mây mang điện tích trái dấu. Sét có thể đánh vào bất kỳ đâu, bất kỳ đối tượng hoặc vật thể nào khi có đủ các yếu tố hình thành nên sét.

 

Bạn có thể quan tâm

>> Kiểm định thang máy, thang cuốn

>> Kiểm định hệ thống lạnh, điều hòa

 

Kiểm định hệ thống chống sét, kiểm tra kim thu sét trên nóc tòa nhà

Kiểm định hệ thống chống sét, kiểm tra kim thu sét trên nóc tòa nhà

 

1.2. Có 03 loại sét đánh cơ bản

1.2.1. Sét đánh trực tiếp

Sét đánh trực tiếp là sét đánh thẳng vào nhà cửa công trình, cây cối, con người đang di chuyển… khi có giông. Sét đánh thẳng loại sét nguy hiểm nhất vì nó có thể gây thiệt hại nặng nề cho công trình hoặc gây chết người.

1.2.2. Sét đánh gián tiếp

Sét đánh gián tiếp ( sét lan truyền) là sét đánh vào đường dây điện thoại, đường dây tải điện cao thế hoặc hạ thế ở một nơi nào đó rồi theo đường dây truyền vào công trình làm hư hỏng thiết bị điện đang sử dụng. Chúng ta thường thấy hiện tượng bóng đèn, điện thoại, TV, tủ lạnh .... bị cháy hoặc người đang gọi điện thoại bị điện giật mạnh sau một cơn dông sét tất cả là do ảnh hưởng của loại sét này.

1.2.3. Sét cảm ứng

Sét cảm ứng bao gồm cảm ứng tĩnh điện và cảm ứng điện từ. Sét cảm ứng tĩnh điện thường chỉ nguy hiểm cho các công trình có chứa chất dễ cháy nổ như xăng dầu, khí đốt do tác động của phóng điện thứ cấp còn sét cảm ứng điện từ chỉ nguy hiểm đối với các thiết bị hiện đại dùng các linh kiện điện tử nhạy với xung điện trong các công trình bưu điện, viễn thông, phát thanh truyền hình.

Đó là nguyên nhân tại sao chúng ta phải lắp đặt và kiểm định hệ thống chống sét.

 

2. Quy định về kiểm định hệ thống chống sét, tiêu chuẩn áp dụng?

Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ "Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy"

Điều 5(d): Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy ...

Kiểm định chống sét, đo điện trở tiếp địa áp dụng  tiêu chuẩn TCVN 9385:2012  “Chống sét cho công trình xây dựng-Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống” do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

 3. Quy trình kiểm định hệ thống chống sét

Quy trình kiểm định chống sét đối với các tòa cao tầng, nhà máy, phân xưởng …. bao gồm các bước cơ bản sau

- Kiểm tra hệ thống nối không(Kim thu sét, quả cầu chống sét …)
- Kiểm tra sự nguyên vẹn và liền mạch của dây dẫn sét từ kim thu sét đến hệ thống nối đất(tiếp địa). Dây dẫn sét hiện nay thường được làm bằng dây đồng, thực tế trong quá trình đi kiểm tra chúng tôi được biết có hiện tượng bị kẻ xấu cắt chộm(đặc biệt là các khu chung cư). Vì vậy, chủ nhà cũng nên kiểm soát để tránh hiện tượng có kim thu sét mà dây dẫn sét bị mất thì quá khác gì gọi sét về, quá nguy hiểm.
- Đo điện trở nối đất(điện trở tiếp địa). Điện trở đo được phải có giá trị < 10 Ω mới đạt yêu cầu về phòng chống sét đánh thẳng.

    + Nếu điện trở nối đất của một hệ thống chống sét vượt quá 10Ω thì nên giảm giá trị này bằng cách bổ sung cọc tiếp địa hoặc chất xúc tác.

    + Nếu điện trở nhỏ hơn 10Ω nhưng cao hơn đáng kể so với lần kiểm tra trước, nên điều tra nguyên nhân và thực hiện các biện pháp khắc phục cần thiết.

 

Đo điện trở tiếp địa cho hệ thống sét chung cư Hyundai Hillstate

Đo điện trở tiếp địa cho hệ thống sét chung cư Hyundai Hillstate

 

4. Cấp giấy kiểm định hệ thống chống sét

Sau khi hoàn tất công tác kiểm định, kiểm định viên của VIETSAF lập 02 biên bản kiểm định an toàn hệ thống chống sét và cùng với người chứng kiến, đại diện đơn vị yêu cầu kiểm tra chống sét vào biên bản kiểm định, mỗi bên giữ 01 bản.

Công ty kiểm định an toàn VIETSAF sẽ cấp chứng nhận kết quả kiểm định chống sét trong vòng 03 ngày kể từ khi kết thúc công việc tại hiện trường.

 

5. Tại sao bạn nên chọn Công ty VIETSAF là đơn vị kiểm định hệ thống chống sét

- Có kinh nghiệm kiểm tra chống sét từ năm 2010

- Kiểm định viên năng động, chuyên nghiệp, nhiệt tình

- Có đầy đủ thiết bị kiểm tra với nhiều chủng loại máy có dây và không dây

- Thực hiện kiểm định bài bản, đúng quy trình

- Cung cấp hồ sơ, giấy chứng nhận kiểm định nhanh gọn

- Giá cả hợp lý.

 

6. Chu kỳ, thời hạn kiểm định hệ thống chống sét

Thời hạn kiểm tra định kỳ hệ thống chống sét là 01 năm

Ngoài ra, để an tâm quý vị có thể yêu cầu kiểm tra trước mùa mưa bão.

Đối với hệ thống chống sét sau khi đưa vào sử dụng một thời gian cũng cần có biện pháp duy tu, bảo dưỡng định kỳ, thường xuyên.

Kiểm định hệ thống chống sét, đo điện trở nối đất tại hộp tiếp địa lắp bên trong tòa nhà

Kiểm định hệ thống chống sét, đo điện trở nối đất tại hộp tiếp địa lắp bên trong tòa nhà

 

7. Quy định về Xử lý vi phạm nếu không thực hiện kiểm định hệ thống chống sét

Tại nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình”

Điều 37. Vi phạm quy định về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong lắp đặt, kiểm tra, bảo trì hệ thống chống sét

     1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không có hồ sơ theo dõi hệ thống chống sét theo quy định của pháp luật.

     2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không kiểm tra định kỳ hệ thống chống sét theo quy định của pháp luật.

     3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không khắc phục các sai sót, hư hỏng làm mất tác dụng của hệ thống chống sét.

     4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi lắp đặt hệ thống chống sét không bảo đảm yêu cầu về chống sét.

     5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không lắp đặt hệ thống chống sét cho nhà, công trình thuộc diện phải lắp đặt hệ thống chống sét theo quy định của pháp luật.

     6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

          a) Buộc khắc phục những sai sót, hư hỏng của hệ thống chống sét đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;

          b) Buộc lắp đặt hệ thống chống sét bảo đảm quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 4 và 5 Điều này.

 

323 con Tuần lộc đã bị sét đánh chết trong một cơn bão quét qua vùng cao nguyên Hardangervidda, Na Uy 

323 con Tuần lộc đã bị sét đánh chết trong một cơn bão quét qua vùng cao nguyên Hardangervidda, Na Uy 

 

8. Giá cả, chi phí kiểm định hệ thống chống sét

Tùy thuộc vào quy mô của công trình như chiều cao, số lượng toàn nhà, vị trí cần kiểm tra điện trở nối đất mà giá kiểm định chống sét cũng thay đổi.

Bảng báo giá kiểm định hệ thống chống sét của chúng tôi rất linh hoạt để giảm chi phí cho quý vị. Miễn phí lập hồ sơ cho khách hàng kiểm tra hệ thống chống sét tại VIETSAF.

 

Hãy liên hệ với Công ty VIETSAF để nhận được báo giá kiểm định hệ thống chống sét tốt và được phục vụ nhanh chóng nhất.